Văn minh đi lễ chùa: Lấy đẹp dẹp xấu

13/09/2024 10:25 981

Lễ chùa đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người Việt, được gìn giữ và lưu truyền từ bao đời nay. Thế nhưng, có một thực tế, ở những nơ

Đi chùa những ngày đầu năm mới với mong muốn hướng đến cái thiện và cầu mong sự bình an, may mắn, giúp họ vượt qua những khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Nhiều người còn quan niệm, đến đền, chùa để sửa mình sao cho thanh sạch về cả thể chất và linh hồn.

Thế nhưng, ở một số đền, chùa vẫn còn hiện tượng chen lấn, xô đẩy, hàng nghìn người lèn chặt từ ngoài sân đến trong nhà như cảnh biển người đổ về chùa Ba Vàng những ngày đầu năm vừa qua. Theo ghi nhận, các tuyến đường dẫn lên chùa đều chật cứng người chen chân. Hay như ngày rằm tháng Giêng mới đây, hàng chục nghìn người đổ về phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để tham dự Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu. Trước khi lễ rước diễn ra, rất đông người chen chúc dâng hương, khấn vái, cúng tiến trong miếu Bà. Cùng với đó là những hành vi, lối ửng xử chưa văn minh như xả rác bừa bãi, ăn nói khiếm nhã, hút thuốc lá, ăn mặc phản cảm... khiến dư luận xã hội bức xúc.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới thực trạng này. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do công tác tổ chức, công tác tuyên truyền chưa thực sự tốt. Ở bất cứ đền, chùa nào cũng có Ban quản lý, họ không chỉ làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ di tích mà còn để nhắc nhở, thông báo những hành vi thiếu văn minh, thế nhưng, các Ban quản lý cũng chưa phát huy hiệu quả hoạt động.

Điều quan trọng nhất là nhận thức của người dân chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ được giá trị, cách hành lễ và với một số người đi lễ chùa đầu năm giống như một phong trào, đi cho có. Chính điều này khiến họ chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không để ý những quy định và để lại những hình ảnh chưa đẹp, thậm chí có phần phản cảm.

Thêm nữa, hiện tượng mê tín dị đoan, trục lợi tâm linh, sự biến tướng của các lễ hội, việc lễ bái cầu xin ở nhiều nơi bị quá đà như chen lấn, lăn lóc cầu xin… thương mại hóa trong việc đi lễ chùa, nhất là ở một số cơ sở thờ tự quy mô lớn, cùng với các hành vi không văn minh khác trong hoạt động đi lễ đầu năm cũng làm mất đi ý nghĩa đích thực và nét đẹp của văn hóa tâm linh.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, để việc đi lễ đầu năm là một thói quen tốt, hành động văn minh, các cấp các ngành cần tập trung tuyên truyền tốt hơn nữa với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, cả ở di tích lẫn trên mạng, để người dân và du khách hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của việc đi lễ cũng như cách thực hành văn hóa ứng xử phù hợp với không gian tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa hơn nữa các văn bản quản lý nhà nước để phù hợp với đặc điểm của từng lễ hội, di tích. Các nghị định, thông tư, công điện cần phải được cụ thể thành những nội quy, quy định phù hợp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt những hành vi sai phạm. Điều này giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quản lý, có tác dụng làm gương đối với các địa điểm khác.

Đồng thời, cần có sự vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu của các đơn vị chuyên môn. Cần sự kiểm tra, đánh giá nghiêm túc của các cơ quan chức năng ngành văn hóa, quản lý thị trường, chính quyền địa phương… trên cơ sở pháp luật để phát hiện và xử lý những sai phạm, những biểu hiện thương mại hóa, lạm dụng lòng tin và phong tục đi chùa của người dân để thu lợi một cách thiếu minh bạch, trái quy định pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội, văn hóa truyền thống.

Tăng cường hơn nữa vai trò của các cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý các lễ hội, di tích để họ làm tốt hơn nhiệm vụ chủ thể văn hóa của mình. Đặc biệt, người dân cần nâng cao ý thức tự trang bị thông tin, tri thức cần thiết khi đi lễ. Nên cảnh giác trước những hình thức nghi lễ nặng nề, rườm rà, nhuốm màu sắc mê tín dị đoan. Trên tất cả, cần chuẩn bị cho mình một tinh thần nhẹ nhàng, thư thái khi đi lễ chùa, để khoan hòa kính Phật, vãn cảnh, mong bình an, thanh tịnh. Như vậy, mới không bị cuốn vào những nhu cầu thỏa mãn đời sống tâm linh ngày càng tăng cao, cuốn vào tâm lý đám đông với sự bắt chước, so bì…

Phong tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân Việt Nam bao đời nay, với mong muốn được trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để nâng cao nhận thức, sám hối những việc làm sai, tu tâm đức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên, chính những hành vi không chuẩn mực đã làm hoen ố và mất đi phần nào ý nghĩa nhân văn của việc đi lễ chùa. Cho nên, mỗi người cần hiểu và trân trọng hơn các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật để việc lễ chùa thực sự mang lại ý nghĩa.

Mời nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV2 với PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội:

Đi chùa những ngày đầu năm mới với mong muốn hướng đến cái thiện và cầu mong sự bình an, may mắn, giúp họ vượt qua những khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Nhiều người còn quan niệm, đến đền, chùa để sửa mình sao cho thanh sạch về cả thể chất và linh hồn.

Thế nhưng, ở một số đền, chùa vẫn còn hiện tượng chen lấn, xô đẩy, hàng nghìn người lèn chặt từ ngoài sân đến trong nhà như cảnh biển người đổ về chùa Ba Vàng những ngày đầu năm vừa qua. Theo ghi nhận, các tuyến đường dẫn lên chùa đều chật cứng người chen chân. Hay như ngày rằm tháng Giêng mới đây, hàng chục nghìn người đổ về phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để tham dự Lễ rước kiệu Bà Thiên Hậu. Trước khi lễ rước diễn ra, rất đông người chen chúc dâng hương, khấn vái, cúng tiến trong miếu Bà. Cùng với đó là những hành vi, lối ửng xử chưa văn minh như xả rác bừa bãi, ăn nói khiếm nhã, hút thuốc lá, ăn mặc phản cảm... khiến dư luận xã hội bức xúc.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn tới thực trạng này. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do công tác tổ chức, công tác tuyên truyền chưa thực sự tốt. Ở bất cứ đền, chùa nào cũng có Ban quản lý, họ không chỉ làm nhiệm vụ trông coi, bảo vệ di tích mà còn để nhắc nhở, thông báo những hành vi thiếu văn minh, thế nhưng, các Ban quản lý cũng chưa phát huy hiệu quả hoạt động.

Điều quan trọng nhất là nhận thức của người dân chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ được giá trị, cách hành lễ và với một số người đi lễ chùa đầu năm giống như một phong trào, đi cho có. Chính điều này khiến họ chỉ quan tâm đến bản thân mình mà không để ý những quy định và để lại những hình ảnh chưa đẹp, thậm chí có phần phản cảm.

Thêm nữa, hiện tượng mê tín dị đoan, trục lợi tâm linh, sự biến tướng của các lễ hội, việc lễ bái cầu xin ở nhiều nơi bị quá đà như chen lấn, lăn lóc cầu xin… thương mại hóa trong việc đi lễ chùa, nhất là ở một số cơ sở thờ tự quy mô lớn, cùng với các hành vi không văn minh khác trong hoạt động đi lễ đầu năm cũng làm mất đi ý nghĩa đích thực và nét đẹp của văn hóa tâm linh.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, để việc đi lễ đầu năm là một thói quen tốt, hành động văn minh, các cấp các ngành cần tập trung tuyên truyền tốt hơn nữa với nội dung phong phú, hình thức hấp dẫn, trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, cả ở di tích lẫn trên mạng, để người dân và du khách hiểu rõ ý nghĩa, giá trị của việc đi lễ cũng như cách thực hành văn hóa ứng xử phù hợp với không gian tín ngưỡng, tôn giáo.

Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa hơn nữa các văn bản quản lý nhà nước để phù hợp với đặc điểm của từng lễ hội, di tích. Các nghị định, thông tư, công điện cần phải được cụ thể thành những nội quy, quy định phù hợp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử phạt những hành vi sai phạm. Điều này giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quản lý, có tác dụng làm gương đối với các địa điểm khác.

Đồng thời, cần có sự vào cuộc tìm hiểu, nghiên cứu của các đơn vị chuyên môn. Cần sự kiểm tra, đánh giá nghiêm túc của các cơ quan chức năng ngành văn hóa, quản lý thị trường, chính quyền địa phương… trên cơ sở pháp luật để phát hiện và xử lý những sai phạm, những biểu hiện thương mại hóa, lạm dụng lòng tin và phong tục đi chùa của người dân để thu lợi một cách thiếu minh bạch, trái quy định pháp luật cũng như trái với đạo đức xã hội, văn hóa truyền thống.

Tăng cường hơn nữa vai trò của các cộng đồng trong việc tổ chức, quản lý các lễ hội, di tích để họ làm tốt hơn nhiệm vụ chủ thể văn hóa của mình. Đặc biệt, người dân cần nâng cao ý thức tự trang bị thông tin, tri thức cần thiết khi đi lễ. Nên cảnh giác trước những hình thức nghi lễ nặng nề, rườm rà, nhuốm màu sắc mê tín dị đoan. Trên tất cả, cần chuẩn bị cho mình một tinh thần nhẹ nhàng, thư thái khi đi lễ chùa, để khoan hòa kính Phật, vãn cảnh, mong bình an, thanh tịnh. Như vậy, mới không bị cuốn vào những nhu cầu thỏa mãn đời sống tâm linh ngày càng tăng cao, cuốn vào tâm lý đám đông với sự bắt chước, so bì…

Phong tục lễ chùa đầu năm đã trở thành nét đẹp văn hóa trong mỗi người dân Việt Nam bao đời nay, với mong muốn được trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để nâng cao nhận thức, sám hối những việc làm sai, tu tâm đức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Tuy nhiên, chính những hành vi không chuẩn mực đã làm hoen ố và mất đi phần nào ý nghĩa nhân văn của việc đi lễ chùa. Cho nên, mỗi người cần hiểu và trân trọng hơn các giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật để việc lễ chùa thực sự mang lại ý nghĩa.

Nguồn: theo vov.vn - https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/van-minh-di-le-chua-lay-dep-dep-xau-47193.vov2