Về Cần Thơ Đi Chợ Nổi, Ăn 'Pizza Hủ Tíu'

15/10/2019 02:05 519

Ở miền Tây Nam bộ, Tp.Cần Thơ là một điểm đến hấp dẫn với cảnh vật, văn hóa, con ...

Kyoto – Thiên đường mùa thu Nhật Bản

Nếu mùa xuân, người dân Nhật Bản có thú ngắm hoa anh đào thì khi mùa thu đến, họ lại náo nức tìm về cố đô Kyoto để ngắm lá phong đỏ – một thú thưởng ngoạn truyền thống gọi là “momijigari”. Với phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, những lễ hội mùa thu độc đáo, cố đô Kyoto được người Nhật xem là thiên đường của mùa thu trên xứ sở Mặt Trời Mọc.

Kyoto bước vào mùa thu là khi cả thành phố vào độ chín vàng. Lúc này, Kyoto như một bức tranh đầy màu sắc với màu đỏ rực của lá phong, màu vàng tươi của cây rẻ quạt, màu cam của cây cử…làm lòng người xao xuyến đến ngẩn ngơ.

Hành trình khám phá mùa thu trên đất cố đô, các bạn có thể bắt đầu bằng chuyến hành hương đến với chùa Thanh Thủy. Nhìn từ xa chùa Thanh Thủy như được “treo” trên vách núi Otawa với nhiều cột gỗ sồi dài 12m, xếp giao nhau làm nên bệ đỡ vững chắc ngay lưng chừng sườn núi. Ngoài lối kiến trúc độc đáo, chùa Thanh Thủy còn nổi tiếng bởi điện Jishu, nơi có cặp đá tình yêu được đặt cách nhau 6 mét. Tương truyền rằng, nếu ai nhắm mắt mà đi được từ hòn đá bên này sang hòn đá bên kia thì chuyện tình duyên sẽ được như ý muốn. Chắc có lẽ vì thế mà rất nhiều thiếu nữ Nhật đến đây để thử duyên may của mình

Đi bộ xuống núi chừng 10 phút, các bạn sẽ đến thác nước Otowa, nơi có 3 dòng nước trong vắt chảy ra từ vách đá, tượng trưng cho 3 ước muốn của con người: tình yêu, sức khỏe và tiền bạc.Một ngôi chùa nổi tiếng khác tại Kyoto là Chùa Vàng. Thoạt đầu, chùa chỉ có phần mái tầng hai và tầng ba được dát vàng, nhưng sau đợt trùng tu lớn ở cuối thế kỷ 19, toàn bộ mặt trong và ngoài của khối kiến trúc ba tầng đồ sộ này đều được dát vàng óng ánh, trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất Nhật Bản. Thật không có gì tuyệt vời hơn khi được ngắm nhìn vẻ đẹp rực rỡ của mái chùa dát vàng kiêu hãnh vươn trong nắng, soi bóng lấp lánh trên mặt nước hồ Gương quanh năm phẳng lặng. Sự hài hòa của ngôi chùa cùng với bóng nước thực hư xen lẫn sắc vàng của mùa thu rực rỡ làm cho du khách tưởng mình như lạc vào chốn thiên đường trên trần thế.

Ấn tượng khác với du khách đối với Kyoto là các show diễn trang phục Kimono đậm chất văn hóa Nhật Bản. Người Nhật từng nói: “Muốn thấy Kimono thì đến Kyoto, muốn ăn ngon thì hãy đến Osaka”. Các bạn sẽ bị cuốn hút vào từng bước đi nhịp nhàng trên đôi guốc gỗ và dáng điệu e ấp, khiêm nhường nhưng lại rất đỗi thanh cao của các cô gái Geisha trong trang phục Kimono truyền thống.

Về Cần Thơ đi chợ nổi, ăn “pizza hủ tíu”

Nhắc tới Cần Thơ, mọi người thường nhớ đến chợ nổi Cái Răng và chọn nơi đây để bắt đầu hành trình khám phá vùng đất này. Bản thân tôi cũng đã không dưới 3 lần đến với khu chợ đặc biệt ấy nhưng mỗi lần đều mang lại một cảm giác mới lạ đầy thú vị.

Từ 6 giờ sáng, tôi cùng nhóm bạn đã thức dậy để bắt đầu cho hành trình khám phá chợ nổi.Sau khi mặc áo phao cẩn thận, dưới sự điều khiển của người lái tàu lành nghề, con tàu lướt trên dòng sông mênh mông, lộng gió. Chỉ chưa tới 20 phút sau khi xuất phát từ đất liền, chúng tôi đã thấy trước mặt cảnh mua bán trên sông tấp nập, đông vui.

Con tàu chạy chầm chậm, bao quát tầm mắt là hình ảnh của những con thuyền, chiếc ghe đủ kích cỡ bán rất nhiều loại trái cây khác nhau. Mùa này, nhiều nhất là dưa hấu, thơm, dừa, chôm chôm, mãng cầu…

Để giúp cho mọi người biết được trên thuyền bán gì, chủ những chiếc thuyền, ghe dùng cây sào rồi treo tất cả những thứ cần bán lên đó. Cây sào này được gọi là “bẹo”, nghĩa là chưng ra, khoe ra. Mấy người bạn của tôi khi biết được điều này cứ xuýt xoa, thích thú trước sự thông minh, khéo léo của người dân miền Tây sông nước.

Thi thoảng lại có những chiếc ghe nhỏ bán đủ thứ trái cây chạy sát vào thuyền chúng tôi để mời mua trái cây, đó là những chùm chôm chôm đỏ rực, những quả bưởi nhẵn bóng đẹp mắt… Mấy người bạn của tôi không kìm được lòng, liền mua mỗi thứ vài ký lô để về làm quà cho gia đình. Tiếng ghe nổ phành phạch, tiếng cười nói, trao đổi khiến cho chợ nổi ngày càng nhộn nhịp.

Chỉ chưa đầy 30 phút, chiếc thuyền của chúng tôi đã chạy hết một vòng quanh chợ nổi rồi chuyển hướng để đến một địa điểm khác. Hình ảnh của chợ nổi Cái Răng dần khuất xa khỏi tầm mắt.

Điểm đến tiếp theo của tôi cùng với nhóm bạn là vườn cây Sáu Hoài, Lộ Vòng Cung (phường An Bình, Q.Ninh Kiều) nổi tiếng với món “pizza hủ tíu”. Tại đây, chúng tôi được giới thiệu về nghề làm hủ tíu truyền thống của gia đình và trải qua các công đoạn làm hủ tíu như tráng bánh, cắt sợi… hết sức thú vị.

Đặc biệt là cùng nhau thưởng thức món “pizza hủ tíu” đã được nghe danh từ lâu. Không phụ lòng mong đợi, chúng tôi thực sự thích thú khi được ăn những miếng bánh hủ tíu giòn tan, vị mặn, beo béo, chua chua, cay cay hòa quyện rất hấp dẫn.

Tạm chia tay với trung tâm TP Cần Thơ, chúng tôi tiếp tục hành trình khoảng 40km để về với cù lao Tân Lộc (Q.Thốt Nốt), nơi còn được biết đến với cái tên “hòn đảo ngọt” vì trước đây từng một thời nổi tiếng với nghề trồng mía, nấu đường.

Từ đất liền, chúng tôi mất chừng 10 phút đi phà để sang cù lao Tân Lộc. Vừa đặt chân đến cù lao, mọi người đã có thể nhận thấy ngay một vẻ khác biết với sự mát mẻ của từng cơn gió từ sông thổi vào, cù lao được nhuộm xanh bởi những vườn cây ăn quả nằm san sát nhau.

Tại đây, chúng tôi chọn ngôi nhà cổ của ông Trần Bá Thế (Sáu Thế) - là hậu duệ của cụ Phạm Văn Huấn, vị quan cận thần của vua Gia Long làm điểm đến đầu tiên của hành trình mới này. Đây là ngôi nhà có diện tích khoảng 400m2, được xây dựng năm 1918 với số tiền 7.000 đồng Đông Dương vào thời điểm bấy giờ.

Trước ngôi nhà có những cây khế đến 300 tuổi. Nhà được xây theo lối kiến trúc Pháp - Việt, nền bệ cao ốp đá xanh, trên các vòm cửa có phù điêu, hoa văn, họa tiết trang trí. Mái nhà lợp ngói vảy cá, nền lót gạch bông trắng, đen xen kẽ. Nội thất được bài trí khéo léo với nhiều cổ vật còn nguyên như tủ thờ có bài thơ của Lý Bạch được cẩn xà cừ, trường kỷ bóng loáng, bàn cẩm thạch, nhiều vật trưng bày rất giá trị và nhiều năm tuổi…

Sau khi khám phá ngôi nhà đặc biệt này, chúng tôi tìm đến vườn ổi rộng hơn 4.000m2 của gia đình cô Lê Hồng Điệp (55 tuổi, khu vực Tân An, phường Tân Lộc). Sau khi mua vé tham quan với giá chỉ 20.000 đồng/vé, chúng tôi được chính chủ nhân của vườn ổi dẫn lối len qua những cây ổi trĩu qua để tham quan.

Không chỉ được bà chủ vui tính chia sẻ để hiểu hơn về quá trình hình thành của vườn ổi, chúng tôi còn có dịp thoái mái hái những quả ổi chín cây, rất giòn, ngọt, sạch và “bao no”. Nghĩa là mọi người vào đây có thể ăn ổi thoải mái, nếu có nhu cầu mua về làm quà thì chủ vườn cũng rất sẵn lòng, với giá bán cực “mềm”, chỉ 5.000 đồng/kg.

Chỉ chừng đó thôi, cù lao Tân Lộc cũng đủ để giúp cho du khách có được một trải nghiệm lắng đọng giữa thiên nhiên mênh mông, ngọt ngào, bỏ lại phía sau những lo toan, vất vả trong công việc và cuộc sống thường ngày.