Việt Nam kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
Tháng 9 năm 2005, Việt Nam chính thức tham gia Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Từ đó tới nay, Việt Nam luôn là thành viên tí...
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về di sản văn hóa phi vật thể vào Luật Di sản văn hóa (2001, 2009), dành riêng 1 chương để quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Điều đó đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa trong suốt hơn 20 năm qua, làm cân bằng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phù hợp với tinh thần, quy định của Công ước 2003, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại.
Ngày 6/7/2022, tại Kỳ họp lần thứ 9 Đại hội đồng Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, Việt Nam đã trúng cử Thành viên Uỷ ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể nhiệm kỳ 2022 - 2026. Sự kiện này khẳng định cam kết của Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO và Công ước 2003, cũng như tự cường mạnh mẽ trong việc đóng góp vào bảo vệ sự đa dạng văn hóa và phát triển bền vững di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới.
Nghệ thuật làm Gốm Bàu Trúc của người Chăm vừa được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấpViệt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong việc thực hiện và thúc đẩy sự phát triển của Công ước tại Việt Nam. Cho tới nay, sau 18 năm tham gia Công ước, Việt Nam đã có 15 di sản văn hóa phi vật thể được Ủy ban ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện và Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Việt Nam cũng tự hào là quốc gia đầu tiên đề nghị và Ủy ban Liên chính phủ đồng ý đưa 01 di sản ra khỏi Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và đăng ký mới thành công vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ông Tim Curtis - Trưởng Ban di sản văn hoá phi vật thể, Thư ký của Công ước 2003 của UNESCOĐánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam với Công ước 2003, Tiến sĩ Tim Curtis - Trưởng Ban Di sản văn hoá phi vật thể và Thư ký của Công ước 2003 nhận định: “Việt Nam là thành viên tích cực trong việc thực hiện cam kết của Công ước kể từ khi phê chuẩn vào năm 2005. Kể từ đó tới nay, Việt Nam đã hai lần là thành viên của Ủy ban liên Chính phủ, bao gồm cả lần này, đóng góp to lớn cả về cơ chế và tinh thần của Công ước. Với 15 di sản trong các Danh sách của Công ước, Việt Nam cũng đã chia sẻ nền văn hóa truyền thống, phong phú và đa dạng của mình với thế giới. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành với UNESCO với tư cách là thành viên tích cực và có giá trị trong cộng đồng chúng ta”.
Với nỗ lực không ngừng, trách nhiệm và tình yêu của nghệ nhân, cộng đồng thực hành di sản và chính quyền các cấp đối với di sản văn hóa phi vật thể; thông qua việc tăng cường thực hiện và hoàn thiện pháp luật về di sản văn hóa, cam kết mạnh mẽ việc thực hiện Công ước 2003 của UNESCO, Việt Nam đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực, trách nhiệm trong việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; góp phần vào nâng cao vị thế, hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm của UNESCO và Công ước 2003, cũng như tự cường mạnh mẽ trong việc đóng góp vào bảo vệ sự đa dạng văn hóa và phát triển bền vững di sản văn hóa phi vật thể trên thế giới.
Nghệ thuật Xòe Thái - 1 trong 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danhViệc tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể nằm trong kế hoạch triển khai các hoạt động của Thành viên UBLCP Công ước 2003 của UNESCO về Bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể nhiệm kỳ 2022 - 2026, sẽ góp phần tăng cường phối hợp với UNESCO và các cơ quan/tổ chức cũng như các Quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy việc thực hiện Công ước, nâng cao năng lực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tăng cường phối hợp với UNESCO, các tổ chức trực thuộc và các quốc gia thành viên của Công ước trong việc thúc đẩy triển khai Công ước và đặc biệt là đảm bảo thực hiện hiệu quả nghĩa vụ của Quốc gia Thành viên UBLCP Công ước 2003 của Việt Nam.
Ông Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt NamÔng Christian Manhart, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng đánh giá cao tinh thần tích cực của Việt Nam trong những năm qua: "Việt Nam tiếp tục là một trong những thành viên tích cực nhất của UNESCO, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trong bối cảnh quốc tế phức tạp hiện nay. Với thành công này, Việt Nam đang đảm nhận những vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của UNESCO và chứng tỏ Việt Nam có thể đóng vai trò cầu nối với các quốc gia khác trên thế giới trong lĩnh vực văn hóa. Tôi chúc mừng và trân trọng cảm ơn Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các tỉnh, Ủy ban Quốc gia UNESCO, cộng đồng địa phương, các nghệ nhân và tất cả những cá nhân, đơn vị đã đóng góp cho việc ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể".
Việc Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong 181 quốc gia thành viên Công ước 2003 tổ chức Lễ Kỷ niệm này thể hiện sự nỗ lực, vai trò của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết khi tham gia Công ước 2003 của UNESCO đối với việc nghiên cứu, kiểm kê, nhận diện, thực hành, truyền dạy, quảng bá và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh, để thể hiện trong các Báo cáo định kỳ quốc gia; khẳng định vai trò quan trọng của Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, cũng như để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể và hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản sau khi được UNESCO ghi danh.
Nguồn: Theo vov.vn - https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/viet-nam-ky-niem-20-nam-thuc-hien-cong-uoc-bao-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-41574
Có thể bạn thích
-
Giả Thành Thật Phần 3
-
Trong 3 ngày đầu tiên vận hành thử nghiệm, các lượt tàu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông đáp ứng gần như tuyệt đối các yêu cầu được đưa ra
-
Công tác cán bộ còn thiếu công khai, minh bạch
-
Chuyện về nghề "Đè đầu vít cổ" ở Việt Nam
-
Hưng Yên tăng cường đấu tranh phòng, chống ma túy