Bảo hiểm không chi trả thiệt hại, tăng gấp đôi án tù nếu tài xế uống rượu gây tai nạn

09/03/2020 14:58 216

Singapore, đề xuất cấm lái xe vĩnh viễn nếu vi phạm từ 3 lần trở lên và tăng gấp đôi thời gian ngồi tù đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Theo số liệu từ Bộ Nội vụ Singapore, 3 năm qua, 13 người bị bắt giữ vì lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn hoặc ma túy trên 3 lần. Do đó, trong Dự Luật Giao thông Đường bộ (đang được sửa đổi) của nước này, đề xuất cấm lái xe vĩnh viễn nếu vi phạm từ 3 lần trở lên và tăng gấp đôi thời gian ngồi tù.

3 năm qua, 13 người bị bắt giữ vì lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn hoặc ma túy trên 3 lần. Ảnh: straitstimes

Tháng 11 năm ngoái, anh Jim Quah, 33 tuổi, đang lái xe trên đường cao tốc trung tâm thì bất ngờ bị một chiếc xe ô tô sang trọng đâm vào từ phía sau. Anh Quah phát hiện tài xế gây tai nạn có mùi cồn trong hơi thở nên đã gọi điện báo cảnh sát vàngười này bị bắt giữ sau đó.

Đáng nói, vì quyết định báo cảnh sát mà anh Quah không thể lấy được khoản phí bồi thường từ công ty bảo hiểm của người gây tai nạn. Bởi lẽ, lái xe gây tai nạn sau khi uống rượu là hành vi bất hợp pháp và các công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường cho thiệt hại về phương tiện cho bên thứ 3, do người mua bảo hiểm gây ra khi say rượu.

Trong khi đó, người khiến chiếc xe của anh Quah bị hư hỏng chỉ đồng ý chi trả ½ số tiền sửa chữa rồi sau đó, chặn mọi cuộc gọi của anh.

Dù vậy anh Quah tin rằng anh đã làm điều đúng đắn khi gọi điện cho cảnh sát, bởi anh đã chứng kiến hậu quả khủng khiếp gây ra bởi những lái xe say xỉn và cần phải làm gì đó để ngăn chặn tình trạng này.

Số liệu của Cảnh sát giao thông cho thấy, năm 2018 có sự gia tăng đột biến các vụ tai nạn liên quan đến rượu bia, với 176 vụ, tăng 26 vụ so với năm 2017.

Do đó, một trong các đề xuất sửa đổi đáng chú ý của Luật Giao thông là lái xe sau khi uống rượu lần thứ babị cấm lái xe suốt đời và tăng gấp đôi thời gian ngồi tù.

Nhà phân tích giao thông vận tải Gopinath Menon của Đại học Công nghệ Nanyang cho biết: "Nhiều người sẽ hoan nghênh lệnh cấm lái xe vĩnh viễn đối với những người tái phạm".

Đồng tình với ý kiến trên, anh Elvin Ng, một tình nguyện viên điều tiết giao thông, cho rằng tăng hình phạt sẽ giúp mọi người tuân thủ pháp luật nghiêm túc hơn.

“Cách tốt nhất là tuân thủ pháp luật và không gây rắc rối, và tất nhiên, phải biết chịu trách nhiệm bởi vì uống rượu lái xe là hành vi không tốt với chính bản thân bạn và những người khác”.

Theo Dự luật đang được sửa đổi, những người vi phạm lần đầu sẽ phải chịu án tù 1 năm hoặc bị phạt 2.000 đến 10.000 đô la và không được phép lái xe trong ít nhất 2 năm.

Đối với lần vi phạm thứ hai, họ sẽ phải chịu án tù 2 năm và bị phạt từ 5.000 đến 20.000 đô la, cũng như đối mặt với lệnh cấm lái xe trong ít nhất 5năm.

Đối với các lần vi phạm tiếp theo, sẽ bị cấm lái xe suốt đời, đây là lần đầu tiên lệnh cấm như vậy được đề xuất.

Nhiều người hoan nghênh lệnh cấm lái xe vĩnh viễn đối với những người tái phạm. Ảnh: Straitstimes 

Một thay đổi đáng chú ý khác là cơ quan chức năng sẽ đình chỉ bằng lái ngay lập tức đối với người tham gia giao thông bị bắt vì uống rượu lái xe, để ngăn chặn việctiếp tục lái xe vô trách nhiệm trước khi tòa án phán quyết.

Ngoài ra, trong dự thảo cũng đề xuất các bản án tối thiểu cho hành vi lái xe uống rượu gây tai nạn chết người và tổn thương nghiêm trọng cũng như các hình phạt bổ sung khác.

Bộ Nội Vụ cho biết, qua khảo sát, thì phần lớncông chúng ủng hô các đề xuấtcho rằng những thay đổi là kịp thời và cần thiết.

Ông Aloysious Fong, 61 tuổi, người đã lái xe trong 40 năm, cho biết những thay đổi này đã bị “trì hoãn quá lâu rồi”. Đã đến lúc các nhà chức trách xem xét về Bộ luật Giao thông Đường bộ. Các hình phạt cứng rắn hơn sẽ thực sự thức tỉnh mọi người, đặc biệt là việc tăng gấp đôi các án tù.

Tại Việt Nam, sáng ngày 14/6, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia với số phiếu tán thành 84,3%. Theo đó, đa số các ĐBQH tán thành bổ sung vào Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm một khoản ghi rõ cấm “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông”.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Danh Huế - Công ty luật Bắc Nam, Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho rằng, bên cạnh việc xử lý hành chính, cần có các hình phạt bổ sung và tạo môi trường pháp lý xử lý hình sự hành vi này.

“Trên thực tiễn, không phải cứ hình phạt cao thì hành vi vi phạm sẽ giảm. Mà để ngăn ngừa việc sử dụng rượu bia quá nhiều và tham gia giao thông như hiện nay thì Nhà nước cần sớm có chính sách về hạn chế bán rượu bia, thứ hai phải đưa vào xử lý hình sự nếu việc sử dụng rượu bia quá nhiều lần quy định; ngoài ra có thể bắt buộc lao động công ích và tước giấy phép lái xe vĩnh viễn với hành vi này”.