Cấm sử dụng điện thoại khi đi bộ nhằm giảm thiểu TNGT
Do số vụ tai nạn do sử dụng điện thoại tăng mạnh, giới chức thành phố Yamato, Nhật Bản đưa ra một dự luật
Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại nhằm hạn chế những tai nạn, sự cố đáng tiếc vì người dân mất tập trung khi dùng điện thoại lúc đi bộ.
Cấm sử dụng điện thoại di động khi đi bộ nhằm giảm thiểu TNGT
Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại nhằm hạn chế những tai nạn, sự cố đáng tiếc vì người dân mất tập trung khi dùng điện thoại lúc đi bộ.
Vào tháng 1 vừa qua, các nhà nghiên cứu ở thành phố Yamato (tỉnh Kanagawa, Nhật Bản) thực hiện một cuộc khảo sát về việc dùng điện thoại khi đi bộ tại 2 ga tàu ở Yamato.Trong số 6.000 người đi qua có 12% nhìn vào màn hình điện thoại khi đi bộ, một tỷ lệ khá cao tại thành phố có 230.000 người dân.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của công ty viễn thông Docomo, tầm nhìn của người đi bộ khi dán mắt vào màn hình điện thoại ước tính chỉ còn dưới 5% so với bình thường.
Một mô phỏng trên máy tính cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu 1.500 người đều nhìn vào điện thoại và cùng đi bộ qua ngã tư Shibuya đông đúc ở Tokyo.Kết quả cho thấy, có khoảng 66% sẽ gặp sự cố với gần 450 vụ va chạm, 103 người bị ngã và 21 người đánh rơi điện thoại.
Ông Tetsuya Yamamoto, một quan chức cấp cao của đội phòng ngừa rủi ro cho biết: Sử dụng điện thoại di động không chỉ là mối nguy hiểm trong trường hợp người lái xe, mà cả trong trường hợp của người đi bộ. Trên thực tế, 41% các vụ tai nạn liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động liên quan đến người đi bộ và người đi xe đạp.
Ông Satoru Oki, thị trưởng thành phố Yamato, cho biết số người sử dụng điện thoại thông minh tăng nhanh khiến số vụ tai nạn liên quan đến việc đi bộ do bị xao nhãng vì sử dụng điện thoại, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư.
Vì vậy, trong tháng 6 này, Hội đồng thành phố Yamato sẽ bỏ phiếu để thông qua dự luật cấm sử dụng điện thoại khi đi bộ trên đường. Nếu được thông qua, đây sẽ là lệnh cấm đầu tiên đối với việc sử dụng điện thoại khi đi bộ trên đường ở Nhật Bản.
Ông Satoru Oki cho biết: “Nhiều người chưa nhận thức được những rủi ro từ hành vi sử dụng điện thoại khi đi bộ và chúng ta cần phải làm một điều gì đó. Đó là lí do vì sao tôi cho rằng việc ban hành luật là cần thiết”.
Tuy nhiên, dự luật sẽ không đề ra mức phạt đối với những đối tượng vi phạm. Các quan chức thành phố hy vọng lệnh cấm sẽ giúp người dân tôn trọng mạng sống của mình, cũng như nâng cao nhận thức về các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng điện thoại trong lúc tham gia giao thông, ngay cả khi họ đang không hề sử dụng bất kỳ phương tiện nào.
Phạm vi lệnh cấm được áp dụng gồm đường phố, vỉa hè, các nơi công cộng như quảng trường, nhà ga.
Nếu đề xuất này được chấp thuận, sẽ có hiệu lực vào khoảng đầu tháng 7. Chính quyền sẽ dán áp phích trên đường và tin nhắn để thông báo cho công dân về lệnh này.
Ông Satoru Oki, thị trưởng thành phố Yamato tin rằng dự luật này sẽ tác động tích cực đến thói quen của người dân: “Trước đây có rất nhiều người hút thuốc lá khi đi bộ. thành phố Yamato đã ban hành quy định cấm và sau đó số người hút thuốc trên đường phố giảm khoảng 93% so với trước đây. Chúng ta đang sống ở một thế giới mà các quy tắc xã hội thay đổi hàng ngày”.
Cấm người đi bộ sử dụng điện thoại nhằm hạn chế những tai nạn, sự cố đáng tiếc vì người dân mất tập trung khi dùng điện thoại lúc đi bộ.
Số người sử dụng điện thoại thông minh tăng nhanh khiến số vụ tai nạn liên quan đến việc đi bộ do bị xao nhãng vì sử dụng điện thoại, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư.
Được biết, Yamato không phải là thành phố duy nhất cân nhắc xử phạt việc sử dụng điện thoại khi đi bộ.
Trước đó, tại Honolulu là thủ phủ tiểu bang Hawaii của Mỹ, từ năm 2017, nếu sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử khi đang đi bộ thì bạn sẽ phải nộp phạt từ 15 đến 35 đô la.
Còn tại Việt Nam, Nghị định 100 mới chỉ đề cập đến việc xử phạt sử dụng điện thoại khi lái ô tô, xe máy, với mức phạt lên đến 2 triệu đồng. Trong khi đó, nguy cơ xảy ra tai nạn từ hành vi sử dụng điện thoại khi đi bộ là hiện hữu.
Chị Thu Trang, trú tại quận Hoàng Mai, nêu ý kiến:
# Băng “Đi trên đường tôi thấy rất nhiều người vừa đi vừa bấm điện thoại, thỉnh thoảng ngẩng đầu lên nhìn đường tý rồi lại dán mắt vào màn hình, thậm chí là lúc sang đường cũng tranh thủ ngó điện thoại. Rất nguy hiểm, không chỉ với bản thân họ mà còn với người khác nữa”.
Đáng chú ý là theo luật hiện hành chỉ người điều khiển xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy không được sử dụng điện thoại di động mà không quy định đối với người điều khiển xe ô tô.
Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi quy định rõ hơn, việc cấm sử dụng điện thoại di động khi lái xe được áp dụng với tất cả các tài xế khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bao gồm cả tài xế xe ô tô. Thế nhưng, việc áp dụng đối với người đi bộ thì vẫn chưa được đề cập.
Về việc có nên bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi đi bộ hay không, Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch cho rằng: “Chúng ta nhìn nhận một thực tế là ngay cả đến những người sử dụng xe cơ giới, xe máy, ô tô vừa đi vừa sử dụng điện thoại di động còn rất ít người bị xử phạt nếu chúng ta đề ra một quy định thiếu tính chất nghiên cứu thì tôi cho rằng là pháp luật rồi cũng nằm trên giấy chứ không thể đi vào đời sống được”.
https://vovgiaothong.vn/cam-su-dung-dien-thoai-khi-di-bo-nham-giam-thieu-tngt - Nguồn vov.vn