Xe buýt tự lái có phù hợp ở Việt Nam?

10/07/2020 10:51 407

Sau nhiều năm phát triển các giải pháp xe đưa đón tự lái, dự án FABULOS (Hệ thống vận hành xe buýt tự động) do Liên minh châu Âu tài trợ

Sau nhiều năm phát triển các giải pháp xe đưa đón tự lái, dự án FABULOS (Hệ thống vận hành xe buýt tự động) do Liên minh châu Âu tài trợ, tuyên bố: sẽ đưa xe buýt tự lái ra đường phố. Theo đó, từ mùa xuân năm nay, ba xe buýt tự lái sẽ được thử nghiệm trong điều kiện thực tế tại 5 thành phố châu Âu.

The GACHA autonomous bus, developed by Sensible4-Shotl, is one of three prototypes being piloted through FABULOS. Image: Forum Virium Helsinki

Chiếc xe tự lái GACHA, được phát triển bởi Sensible4-Shotl, một trong 3 đơn vị tham gia cuộc thử nghiệm thuộc dự án FABULOS. Ảnh: Forum Virium Helsinki

Cuộc thử nghiệm bắt đầu được triển khai ở Helsinki (Phần Lan), sau đó đến Gjesdal (Na Uy) và Tallinn (Estonia) trong tháng 6. Tiếp theo là Lamia (Hy Lạp), Helmond (Hà Lan) và mở rộng ở Gjesdal (Na Uy) vào mùa thu.

Ông Jussi Suomela – đại diện của một trong những đơn vị tham gia thử nghiệm cho biết: xe buýt tự lái có thể di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết ở Helsinki: “Đây là một cột mốc với xe buýt tự hành, hoàn toàn chạy bằng điện. Dĩ nhiên, nó cần hoàn thiện hơn nữa về khả năng kết nối với hành khách, với hệ thống phương tiện công cộng nữa”

Mỗi công ty thành viên trong nhóm thử nghiệm được nhận tới 1 triệu euro để thí điểm xe buýt tự lái ở hai thành phố. Các thử nghiệm thực địa trong 50 ngày sẽ đánh giá chức năng, khả năng tương tác và tính bảo mật xe tự lái ở mỗi thành phố.

Các cuộc thử nghiệm sẽ được tiến hành trong đô thị, với những thách thức khác nhau. Tại Gjesdal (Na Uy) xe buýt tự lái sẽ phải đối mặt với độ dốc đường lên tới 12% do địa hình đồi núi. Ngược lại, các xe buýt tại Lamia (Hy Lạp), sẽ phải đương đầu với cái nóng khắc nghiệt.

Ngoài vấn đề địa hình và phương tiện đối tượng tham gia giao thông cũng là những thách thức không nhỏ đối với hệ thống xe tự lái. Mật độ xe đạp tham gia giao thông lớn ở Hà Lan, tuyến đường thử nghiệm nằm trên ga tàu đông đúc thứ nhì Phần Lan tại Helsinki, Tại Tallinn (Estonia), giao thông kết nối với sân bay sẽ được cải thiện, dẫn đến mật độ xe buýt tăng cao. Đây là những yếu tố cần được đánh giá kỹ lưỡng trong quá trình thử nghiệm.

Ông Gerard Matret – tổng giám đốc công ty Shotl, cung cấp các giải pháp nhằm lượng phương tiện trên đường phố, nhưng có thể tăng sức chuyên chở hành khách – chia sẻ: “Chúng tôi cùng nhìn thấy một tương lai khi xuất hiện hệ thống các phương tiện không người lái kết nối với nhau, và có thể chia sẻ năng lượng điện cho nhau”

Cuộc thử nghiệm của dự án FABULOS đầu tiên trên đường đã được triển khai vào tháng 4 tại Helsinki, gồm ba chiếc xe tự hành chạy dọc theo một tuyến đường vòng, bắt đầu từ ga xe lửa Pasila sầm uất, với tốc độ lên tới 40 km/h.

Hầu hết hành trình được thực hiện trong bối cảnh giao thông hỗn hợp bao gồm một số ngã tư với đèn giao thông, lối rẽ bên phải, bãi đậu xe bên đường và một bùng binh, đi qua ba điểm dừng xe buýt trên tuyến và các chuyến đi theo yêu cầu thực hiện thông qua một ứng dụng di động.

Về mặt kỹ thuật, các xe buýt sẽ tự lái hoàn toàn , không cần người lái hay nhân viên kỹ thuật. Tuy nhiên, trong đợt thử nghiệm, các xe được giám sát từ một trung tâm điều khiển từ xa. Trong các tình huống đặc biệt, người điều khiển từ xa có thể chiếm quyền điều khiển phương tiện.

Sinh viên Taltech hướng dẫn hành khách trải nghiệm dịch vụ xe tự lái.

Xe buýt tự lái được trải nghiệm ở Estonia.

Mới đây nhất, ngày 15/6, xe buýt không người lái tiếp tục được thử nghiệm tại thủ đô Tallinn (Estonia). Đây là sáng kiến chung do chính quyền thành phố Tallinn, Đại học Công nghệ Tallinn (Taltech) và công ty Navya của Pháp phối hợp thực hiện.

Mỗi chiếc xe tự lái đều được trang bị camera, cảm biến va chạm, máy quét khoảng cách bằng laser và thiết bị định vị toàn cầu (GPS), cho phép tự di chuỷen trên tuyến đường được lập trình sẵn.

Trong quá trình thử nghiệm, nhân viên kỹ thuật sẽ có mặt trên xe để hướng dẫn hành khách và kịp thời xử lý khi gặp sự cố. Do quy định giãn cách xã hội vì Covid 19, mỗi chuyến đi chỉ cho phép tối đa 4 người. Tuy nhiên, sức chứa thực tế của phương tiện là lớn hơn.

Có thể nói, việc áp dụng xe buýt tự lái trong các thành phố thông minh sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon dioxide, hướng tới xây dựng một hệ thống giao thông công cộng thông minh và thân thiện với môi trường.

Sinh viên Taltech hướng dẫn hành khách trải nghiệm dịch vụ xe tự lái.

Liên quan đến tính khả thi của việc phát triển xe buýt tự lái trong hệ thống giao thông cộng của Việt Nam trong tương lai, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng TP. Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Xuất phát điểm của mình là xuất phát điểm rất thấp, cho nên bây giờ cần tập trung vào việc xây dựng một mạng lưới xe buýt hoàn chỉnh trước đã. Còn việc kia thì nên nghiên cứu thôi. Thực ra là để áp dụng vào Việt Nam, tôi nghĩ là chưa phải áp dụng được. Bây giờ mà mình cứ đầu tư vào một việc xa quá, trong khi cái trước mắt thì mình làm chưa hoàn thiện cũng không nên”.

Việc phát triển công nghệ xe tự lái tại Việt Nam hiện đang ở bước khởi đầu. Một số doanh nghiệp trong nước đã tiến hành chạy thử nghiệm xe tự lái vào cuối năm 2019 vừa qua. Tuy nhiên, để có công nghệ xe tự lái có thể ứng dụng rộng rãi trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

https://vovgiaothong.vn/xe-buyt-tu-lai-co-phu-hop-o-viet-nam - Nguồn vov.vn